Dự án vườn thú đêm Sài Gòn của Vinpearl
Dự án vườn thú đêm Sài Gòn của Vinpearl
Theo một báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM gởi UBND thành phố ngày 16-11, khu công viên Sài Gòn Safari này có chín phân khu gồm: trung tâm hành chính, công viên chuyên đề, khu nuôi thả động vật hoang dã ban ngày, khu nuôi thả động vật ban đêm, vườn thú mở, vườn sưu tầm động vật, khu hạ tầng, khu hội nghị và bảo tàng, khu nhân giống bảo tồn và dự phòng phát triển.
Công ty Cổ phần Vinpearl là đơn vị có kinh nghiệm trong đầu tư khai thác các khu du lịch, vui chơi giải trí, chẳng hạn như Khu du lịch Hòn Ngọc Việt tại Nha Trang, và doanh nghiệp này cũng khẳng định có đủ năng lực tài chính để đầu tư đồng bộ cả dự án, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
Trước đó, hồi giữa tháng 10-2015, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã cùng Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Tổng Công ty Bến Thành TNHH MTV ký biên bản thành lập Công ty Cổ phần Sài Gòn Safari để thực hiện dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn điều lệ 300 tỉ đồng để đầu tư một số hạng mục giai đoạn 1 của dự án. Trong đó, Saigontourist góp 40% và hai đơn vị còn lại mỗi đơn vị góp 30% vốn.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu Tư TPHCM các đơn vị liên quan sẽ cung cấp thông tin về quy hoạch dự án trên và các tài liệu liên quan cho Công ty Cổ phần Vinpearl để nhà đầu tư tư nhân này có cơ sở đề xuất phương án đầu tư cụ thể.
Hiện nay dự án công viên Sài Gòn Safari đã được thành phố hoàn tất công tác rà phá bom mìn, xây dựng được gần 92% hạng mục hàng rào, đã chi hết gần 600 tỉ đồng tiền đền bù giải tỏa, đã chi trả bồi thường hỗ trợ giải tỏa được 686/705 hộ dân trong vùng dự án, và đã bàn giao được hơn 400 héc ta đất sạch cho thành phố.
Vì dự án Sài Gòn Safari được thành phố thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư các hạng mục bằng ngân sách nhà nước với tổng chi phí đến nay gần 600 tỉ đồng nên việc lựa chọn nhà đầu tư tiếp tục tham gia đầu tư dự án sắp tới dự kiến sẽ thực hiện theo quy định về đấu thầu hoặc đấu giá khu đất.
Trước đó vào tháng 6-2015, thông tin từ UBND thành phố cho thấy dù được lên kế hoạch từ nhiều năm nay tại huyện Củ Chi, dự án này vẫn chưa thể triển khai vì chậm giải phóng mặt bằng. Việc dự án chậm triển khai đã dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm đất diễn ra phức tạp.
Tại thời điểm cuối năm 2007 công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt 96% nhưng từ đó đến nay gần 10 năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm, dự án chậm triển khai, tạo dư luận bức xúc trong nhân dân.
Theo: Bùi Tấn Thuận – Nguồn: Sưu tầm
Tags: Vé máy bay Sài Gòn Hà Nội, Vé máy bay Sài Gòn Hà Nội Vietnam Airlines, Vé máy bay Sài Gòn Hà Nội Vietjet Air, Vé máy bay Sài Gòn Hà Nội Jetstar