skip to Main Content

Đại lý vé máy bay các hãng hàng không thành phố Ban Mê Thuột

Đại lý vé máy bay ở tại thành phố Ban Mê Thuột của tất cả các hãng hàng không cung cấp vé máy bay giá rẻ nhất tại thị trường trong nước và quốc tê, Đặt chỗ nhanh chóng, chính xác , Thanh toán thuận tiện và linh hoạt Đại lý vé máy bay các hãng hàng không thành phố Ban Mê Thuột

Mục lục

Đại lý vé máy bay tại thành phố Ban Mê Thuột

1. Đại lý vé máy bay tại thành phố Ban Mê Thuột của tất cả các hãng hàng không:

Đại lý vé máy bay tại Đắk Lắk là đại lý bán vé máy bay trực tuyến qua website: dailymaybay.vn, một website chuyên tim kiếm vé giá rẻ cho tất cả các hành trình nội địa và quốc tế.Tự hào là một hệ thống cung cấp vé máy bay uy tín tại Việt Nam, với tiêu chí mang đến cho quý khách những chuyến bay phù hợp, kịp thời và với giá thành ưu đãi nhất của tất cả các hãng hàng không nội địa và quốc tế.Với những dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, thủ tục đơn giản sẽ giúp bạn không phải quá lo lắng khi chọn lựa.

  • Phục vụ quý khách hàng 24/7
  • Đặt vé máy bay trực tuyến nhanh chóng với nhiều hình thức đa dạng theo nhu cầu của khách hàng, an toàn, tiện lợi
  • Giao vé tận nơi tới địa chỉ của khách hàng yêu cầu
  • Tìm kiếm vé máy bay nhanh chóng, giá vé luôn là giá tốt nhất dành cho khách hàng
  • Hình thức thanh toán đa dạng, tiện lợi cho khách hàng
  • So sánh giá vé của tất cả các hãng hàng không có hành trình bạn muốn
  • Tư vấn để chọn đường bay tốt, giá tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng
  • Tư vấn hỗ trợ miễn phí các thông tin liên quan với thái độ tận tình, thân thiện và chuyên nghiệp
Đại lý bán vé máy bay tại quận Hai Bà Trưng của tất cả các hãng hàng không

Đại lý bán vé máy bay tại thành phố Ban Mê Thuột của tất cả các hãng hàng không

2. Quy trình đặt mua vé máy bay tại Đại lý vé máy bay ở thành phố Ban Mê Thuột:

– Cách 1: Truy cập trực tiếp vào hệ thống website dailymaybay.vn

Bước đầu tiên, quý khách chọn hành trình bay, ngày bay và số lượng hành khách ngày trên trang chủ của website dailymaybay.vn, sau đó quý khách chọn giờ bay và thực hiện các bước để hoàn thành quá trình đặt vé. Sau khi đặt vé hoàn tất nhân viên phòng vé sẽ gọi điện để xác nhận thông tin, lịch trình, họ tên chính xác của hành khách.

– Cách 2: Gọi điện thoại trực tiếp

Đặt vé qua điện thoại cũng là hình thức nhanh chóng, tiện ích. Nếu bạn lúng túng khi đặt vé trên website hãy nhấc máy và gọi điện đến số 0347 320 320, nhân viên phòng vé sẽ kiểm tra đường bay, giá vé cho chặng bay bạn tìm kiếm.

Theo quy định của hãng hàng không, vé chỉ giữ được trong vòng 24 tiếng nên bạn vui lòng chuyển khoản ngân hàng hoặc ATM theo số tài khoản nhân viên cung cấp, sau khi nhận được số tiền chuyển khoản, nhân viên phòng vé sẽ xuất vé hoặc gửi mã code qua mail, điện thoại. Đến ngày đi bạn chỉ cần đưa mã code cho quầy vé ở sân bay là có thể lấy vé và lên máy bay.

Description: Đại lý bán vé máy bay tại quận Hai Bà Trưng của tất cả các hãng hàng không

Mẫu vé máy bay của hãng Vietnam Airlines

Đến với Phòng Vé Máy Bay Uy Tín, Chất Lượng bạn sẽ được trải nghiệm phong cách đặt vé chuyên nghiệp, hệ thống dailymaybay.vn luôn đưa ra cho bạn cách tra cứu ngày, giờ bay, các chặng bay và giá vé chi tiết của từng chặng rất dễ dàng. Với đội ngũ kỹ thuật cao, phòng vé máy bay ALLTOURS đảm bảo cập nhật nhanh chóng vé máy bay rẻ nhất của các hãng, quý khách có thể tự tin lựa chọn giá vé phù hợp nhất với túi tiền của bạn.

Bảng giá Vé máy bay đi Sài Gòn xuất phát từ Ban Mê Thuột (giá tham khảo tại thời điểm ngày 10/12/2015)

3. Thông tin về thành phố Ban Mê Thuột :

Buôn Ma Thuột (hay Buôn Mê Thuột hoặc Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Vị trí

Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.

Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao

Lịch sử

Sau năm 1975, thị xã Buôn Ma Thuột có 7 phường: Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự An và 22 xã: Cư ÊBur, Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Bông, Ea Kao, Ea Na, Ea Nuôl, Ea Po, Ea Tam, Ea Tiêu, Ea T’ling, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân, Nam Dong, Quảng Điền, Tâm Thắng, Trúc Sơn.

  • Ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách 4 xã: Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền, Ea Tiêu để thành lập huyện Krông Ana.
  • Ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách 5 xã: Ea T’ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Po, Nam Dong để thành lập huyện Cư Jút.

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột; chuyển xã Ea Tam thành phường Ea Tam; thành lập phường Khánh Xuân; chuyển 3 xã: Cuôr Knia, Ea Nuôl, Ea Bar về huyện Buôn Đôn quản lý; chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh về huyện Cư Jút quản lý; chuyển xã Hòa Đông về huyện Krông Pắk quản lý.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia phường Tân Lập thành 3 phường: Tân Lập, Tân Hòa và Tân An; chia phường Thắng Lợi thành 2 phường: Thắng Lợi và Tân Lợi; chia phường Thống Nhất thành 2 phường: Thống Nhất và Thành Nhất.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân thuộc huyện Cư Jút (sau khi chuyển huyện Cư Jút về tỉnh Đắk Nông mới thành lập) về thành phố Buôn Ma Thuột quản lý.

Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 2.

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk

Diện tích, dân số

Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.

Dân số toàn thành phố là 342.182 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.

Bảo tàng Đắk Lắk

Hành chính

Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau:

  • Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
  • Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
  • Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.

Khu di tích Nhà đày nằm trên số 18 Đường Tán Thuật – Phường Tự An – Thành phố Buôn Ma Thuột

Kinh tế – Xã hội

Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam

 Người nông đang phơi hạt cà phê

Văn hóa

Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản… riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất. Sử thi có mặt hầu hết ở các tộc người nơi đây, dân tộc Êđê gọi là khan, M’nông là ot ndrong, Bana là h’mon… Sử thi Tây Nguyên được tập trung nghiên cứu, sưu tầm nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ với Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên mà Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận như Bình Phước, Khành Hòa, Phú Yên thực hiện trong nhiều năm qua. Nhờ đó, chúng ta đã sưu tầm được hàng trăm sử thi, xuất bản nhiều sử thi có giá trị, trong đó sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại hình văn học dân gian khác của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ… cũng được sưu tầm, biên soạn và xuất bản.

Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người. Các dân tộc sinh sống ở tỉnh Gia Lai như Bana, Giarai là những tộc người có năng khiếu đặc biệt về điêu khắc gỗ, trình độ nghệ thuật tạo hình, trang trí rất phát triển. Những rừng tượng nhà mồ đã từng tồn tại làm nên dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật điêu khắc, thể hiện sự tài hoa, truyền thống nhân văn của các tộc người Tây Nguyên.

Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng… của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng…

Trong lễ nghi nông nghiệp, đáng chú ý nhất là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa. Lễ hội cộng đồng phải kể đến lễ kết nghĩa, lễ mừng nhà rông mới…

Không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Giáo dục

Giai đoạn 2015- 2020 tỉnh Đắk Lắk có 5 trường Cao đẳng

+ Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk,

+ Cao đẳng Y tế

+ Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Đắk Lắk (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật ĐắkLắk),

+ Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên,

+ Cao đẳng Tây Nguyên (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Tây Nguyên).).

Về Đại học (có 6 ĐH):

+ Đại học Tây Nguyên,

+ Đại học Buôn Ma Thuột (khởi công XD 2014-2015)

+ Đại học Y Dược (tách Khoa Y khỏi Đại học Tây Nguyên);

+ Nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành Đại học Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên

+ Phân hiệu Đại học Đông Á.

+ Phân hiệu đại học Bình Dương.

Trường THPT Trần Phú – thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Việt Nam

Ngã 6 Ban Mê.

Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.

Trước đây, khi mới giải phóng nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích. Sau này một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Đến những năm cuối thế kỷ trước thì tượng đài chiến thắng đã được xây dựng hoàng tráng như hiện nay. Nơi đây từng có một chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình.

Ngã sáu Ban mê đã đi vào thơ ca qua nhiều bài hát đi cùng năm tháng và giờ đây nó chính là một trong những địa chỉ mà du khách rất yêu thích, thường tìm đến để chụp ảnh kỷ niệm cho chuyến đi Đắk Lắk của mình.

Ngã 6 Ban Mê

Cây Kơnia cổ thụ

Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15–30 m, đường kính 40–60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

Cây Kơnia

Thủ phủ cà phê

Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA,… nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như “thủ phủ cà phê”.

Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hóa đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột.

Lễ hội Cà phê

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60& sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Hình thức giao dịch trực tuyến với thị trường thế giới.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Buôn AKô Đhông

Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.

Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, dấu ấn đậm nét Malayo (Nam Đảo) thể hiện qua các kiến trúc nhà dài xếp dọc hai bên trục lộ, nhìn từ xa dáng dấp của những con thuyền với các mái nhà như con sóng biển, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Giao thông

Đường bộ: Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đường quốc lộ, trong đó:

  • Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
  • Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
  • Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
  • Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
  • Quốc lộ 29: Bộ GT-VT đã có Quyết định chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). QL 29 là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280 km)

Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách

thành phố Buôn Mê Thuột về đêm

Đường hàng không

Sân bay Buôn Ma Thuột (mã sân bay IATA: BMV, mã sân bay ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất thiết kế nhà ga 1.000.000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm. Các tuyến bay gồm có:

  • Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
  • Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
  • Buôn Ma Thuột – Sân bay Vinh, Nghệ An
  • Buôn Ma Thuột – Sân bay Thanh Hóa, Thanh Hóa
  • Buôn Ma Thuột – Sân bay Cát Bi, Hải Phòng

Với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nhà ga hành khách Cảng Hàng không Buôn Ma Thuật chính thức được khánh thành sáng 24/12/2012. Nhà ga mới có công suất đáp ứng đến năm 2020 là 1 triệu hành khách/năm. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột nằm tại địa bàn xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc) – là một trong 8 cảng hàng không địa phương trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Việc mở rộng nâng cấp cảng hàng không Buôn Ma Thuột là dự án cần thiết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, đây cũng là một trong các dự án nằm trong chiến lược nâng cấp, hiện đại hóa các Cảng hàng không địa phương trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.

Sân bay Buôn Mê Thuột vào buổi tối

Đường sắt

Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160 km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột.

Theo tính toán, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.

Tuyến đường sắt này cũng mở ra cơ hội lớn cho vùng Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và một phần Thái Lan gần hơn với biển. “Địa lý kinh tế của Phú Yên gắn liền với các tỉnh Tây nguyên, hành lang kinh tế Đông Tây và các nước ASEAN, nối thông ra biển và có khả năng phát triển về đường biển.

Danh lam thắng cảnh

Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như:

  • Đình Lạc Giao.
  • Chùa Sắc tứ Khải Đoan.
  • Nhà đày Buôn Ma Thuột.
  • Bia Lạc Giao.
  • Khu Biệt điện Bảo Đại – hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
  • Toà Giám mục tại Đắk Lắk.

Du khách cũng có thể đến với làng văn hóa buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê…

Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp…

4. Thông tin đại lý bán vé máy bay tại thành phố Ban Mê Thuột :

Đại lý vé máy bay tại thành phố Ban Mê Thuột  của ALLTOURS: chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ qua số điện thoại 0347 320 320. Hãy nhanh tay liên hệ để được tư vấn miễn phí và cam kết giá tốt nhất.

Lưu ý: Bạn nên liên hệ mua vé máy bay trước ít nhất 3 ngày để có được tấm vé rẻ nhất nhé.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0764 053 053