skip to Main Content

Đại lý vé máy bay các hãng hàng không quận Gò Vấp

Đại lý vé máy bay ở tại quận Gò Vấp của tất cả các hãng hàng không cung cấp vé máy bay giá rẻ nhất tại thị trường trong nước và quốc tê, Đặt chỗ nhanh chóng, chính xác , Thanh toán thuận tiện và linh hoạt Đại lý vé máy bay các hãng hàng không quận Gò Vấp

Đại lý vé máy bay tại quận Gò Vấp

1. Đại lý vé máy bay tại quận Gò Vấp của tất cả các hãng hàng không:

Đại lý vé máy bay tại Sài Gòn là đại lý bán vé máy bay trực tuyến qua website: dailymaybay.vn, một website chuyên tim kiếm vé giá rẻ cho tất cả các hành trình nội địa và quốc tế.Tự hào là một hệ thống cung cấp vé máy bay uy tín tại Việt Nam, với tiêu chí mang đến cho quý khách những chuyến bay phù hợp, kịp thời và với giá thành ưu đãi nhất của tất cả các hãng hàng không nội địa và quốc tế.Với những dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, thủ tục đơn giản sẽ giúp bạn không phải quá lo lắng khi chọn lựa.

  • Phục vụ quý khách hàng 24/7
  • Đặt vé máy bay trực tuyến nhanh chóng với nhiều hình thức đa dạng theo nhu cầu của khách hàng, an toàn, tiện lợi
  • Giao vé tận nơi tới địa chỉ của khách hàng yêu cầu
  • Tìm kiếm vé máy bay nhanh chóng, giá vé luôn là giá tốt nhất dành cho khách hàng
  • Hình thức thanh toán đa dạng, tiện lợi cho khách hàng
  • So sánh giá vé của tất cả các hãng hàng không có hành trình bạn muốn
  • Tư vấn để chọn đường bay tốt, giá tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng
  • Tư vấn hỗ trợ miễn phí các thông tin liên quan với thái độ tận tình, thân thiện và chuyên nghiệp
Đại lý bán vé máy bay tại quận Hai Bà Trưng của tất cả các hãng hàng không

Đại lý bán vé máy bay tại quận Gò Vấp của tất cả các hãng hàng không

2. Quy trình đặt mua vé máy bay tại Đại lý vé máy bay ở quận Gò Vấp:

– Cách 1: Truy cập trực tiếp vào hệ thống website dailymaybay.vn

Bước đầu tiên, quý khách chọn hành trình bay, ngày bay và số lượng hành khách ngày trên trang chủ của website dailymaybay.vn, sau đó quý khách chọn giờ bay và thực hiện các bước để hoàn thành quá trình đặt vé. Sau khi đặt vé hoàn tất nhân viên phòng vé sẽ gọi điện để xác nhận thông tin, lịch trình, họ tên chính xác của hành khách.

– Cách 2: Gọi điện thoại trực tiếp

Đặt vé qua điện thoại cũng là hình thức nhanh chóng, tiện ích. Nếu bạn lúng túng khi đặt vé trên website hãy nhấc máy và gọi điện đến số 0347 320 320, nhân viên phòng vé sẽ kiểm tra đường bay, giá vé cho chặng bay bạn tìm kiếm.

Theo quy định của hãng hàng không, vé chỉ giữ được trong vòng 24 tiếng nên bạn vui lòng chuyển khoản ngân hàng hoặc ATM theo số tài khoản nhân viên cung cấp, sau khi nhận được số tiền chuyển khoản, nhân viên phòng vé sẽ xuất vé hoặc gửi mã code qua mail, điện thoại. Đến ngày đi bạn chỉ cần đưa mã code cho quầy vé ở sân bay là có thể lấy vé và lên máy bay, nhưng nếu bạn muốn nhận vé trực tiếp tại quận Gò Vấp  thì nhân viên giao vé sẽ giao tận nơi theo yêu cầu của bạn.

Đại lý bán vé máy bay tại quận Hai Bà Trưng của tất cả các hãng hàng không

Mẫu vé máy bay của hãng Vietjet

Đến với Phòng Vé Máy Bay Uy Tín, Chất Lượng bạn sẽ được trải nghiệm phong cách đặt vé chuyên nghiệp, hệ thống dailymaybay.vn luôn đưa ra cho bạn cách tra cứu ngày, giờ bay, các chặng bay và giá vé chi tiết của từng chặng rất dễ dàng. Với đội ngũ kỹ thuật cao, phòng vé máy bay ALLTOURS đảm bảo cập nhật nhanh chóng vé máy bay rẻ nhất của các hãng, quý khách có thể tự tin lựa chọn giá vé phù hợp nhất với túi tiền của bạn.

Bảng giá Vé máy bay đi Sài Gòn xuất phát từ Huế (giá tham khảo tại thời điểm ngày 20/08/2015)

3. Thông tin về quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu về Quận Gò Vấp

Diện tích: 19,74 km2

Dân số: 496.905 người

Các phường: Quận Gò Vấp hiện có 12 phường, bao gồm: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17.

Một góc quận Gò Vấp nhìn từ trên cao

Tổng quan

Gò Vấp là một quận nằm trong vành đai phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp quận 12. Phía Tây quận 12 và quận Tân Bình. Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận. Phía Đông giáp quận 12 và quận Bình Thạnh.

Địa hình quận Gò Vấp chia thành 2 vùng: Vùng trũng nằm dọc theo sông Bến cát, đất thấp, nhiễm phèn thường bị ngập theo triều; đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nhưng năng suất cây trồng không cao. Vùng cao chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp. Quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trên phần đất này. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.

Đến với Gò Vấp, du khách có thể tham quan các địa điểm như: chùa Ngọc Phương, đình Thông Tây Hội, chùa Trường Thọ, đình An Nhơn….là những di tích lịch sử văn hoá được được xếp hạng cấp quốc gia.

Chùa Huỳnh Kim đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Tên gọi

Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.

Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây Vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).

Một vài nguồn tin khác cho rằng,Khu vực đất thuộc quận Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác.Đây được gọi là gò đất.Do khu vực này là gò đất cao,cho nên dễ bị vấp té.Gò là vùng gò đất cao,gồ ghề,vấp là dễ vấp té,kết hợp lại ta có tên Gò Vấp.Gò Vấp cũng được số ít gọi là Gò Té.Tuy nhiên thì đây chỉ là giả thiết của một số người lớn tuổi và một số người khác.Hiện chưa có nguồn thông tin chính xác về tên gọi này,đây chỉ là giả thiết của một vài người dân Gò Vấp

Bùng binh ngã 5 chuồng chó vào buổi tối

Lịch sử

Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, vùng đất Gò Vấp đã có cư dân đến ở. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của đất nước, đất Gò Vấp thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định.

Năm 1818, Gò Vấp là một vùng đất rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836, thuộc Tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Sau khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (đường Trường Chinh ngày nay) làm giới hạn. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.

Năm 1917, tỉnh Gia Định gồm 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi Pháp lấy đất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngày 11/5/1944, chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ.

Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, vùng đất Gò Vấp đã có cư dân đến ở

Sau năm 1975

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, quận Gò Vấp cũ bị giải thể. Các xã An Phú Đông và Thạnh Lộc được giao cho huyện Hóc Môn quản lý. Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 04 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ: quận Bình Hòa (xã Bình Hòa Xã cũ), quận Thạnh Mỹ Tây (xã Thạnh Mỹ Tây cũ), quận Thông Tây Hội (bao gồm xã Thông Tây Hội và xã An Nhơn cũ), quận Hạnh Thông (xã Hạnh Thông cũ).

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, giải thể các quận Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Thông Tây Hội và Hạnh Thông trước đó để thành lập quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp:

Thành lập quận Bình Thạnh trên cơ sở sáp nhập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cũ.

Tái lập quận Gò Vấp trên cơ sở sáp nhập quận Thông Tây Hội và quận Hạnh Thông cũ.

Ngoài ra, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Gò Vấp có 17 phường, đánh số từ 1 đến 17.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Gò Vấp trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 11 tháng 7 năm 1983, theo Quyết định số 70-HĐBT[3] của Hội đồng Bộ trưởng, quận Gò Vấp giải thể năm phường: 2, 6, 8, 9 và 14; địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số lượng phường trực thuộc quận còn 12:

– Giải thể phường 2 để sáp nhập vào phường 1.

– Giải thể phường 6 để sáp nhập vào phường 5.

– Giải thể các phường 8 và 9 để sáp nhập và điều chỉnh vào các phường 3, 4, 7, 10.

– Giải thể phường 14 để sáp nhập vào phường 13 và phường 16.

Quận Gò Vấp đươc hình thần qua nhiều lần điều chỉnh địa giới

Đến năm 2006 quận Gò Vấp có 12 phường. Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP[4] của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2006, quận Gò Vấp được điều chỉnh địa giới và có 16 phường, giữ ổn định cho đến nay:

  • Điều chỉnh 0,74 ha diện tích tự nhiên của phường 15 thuộc quận Tân Bình về phường 12 thuộc quận Gò Vấp quản lý.
  • Thành lập phường 14 thuộc quận Gò Vấp trên cơ sở điều chỉnh 209,52 ha diện tích tự nhiên và 28.313 nhân khẩu của phường 12.
  • Thành lập phường 8 thuộc quận Gò Vấp trên cơ sở điều chỉnh 50,42 ha diện tích tự nhiên và 14.694 nhân khẩu của phường 12; 66,34 ha diện tích tự nhiên và 10.307 nhân khẩu của phường 11.
  • Thành lập phường 9 thuộc quận Gò Vấp trên cơ sở điều chỉnh 55,40 ha diện tích tự nhiên và 17.012 nhân khẩu của phường 12; 28,44 ha diện tích tự nhiên và 5.860 nhân khẩu của phường 11.
  • Thành lập phường 6 thuộc quận Gò Vấp trên cơ sở điều chỉnh 164,75 ha diện tích tự nhiên và 22.428 nhân khẩu của phường 17.

Hành chính: Quận Gò Vấp có 1.975,85 ha diện tích tự nhiên và 491.122 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17.

  • Phường 1
  • (Không có Phường 2)
  • Phường 3
  • Phường 4
  • Phường 5
  • Phường 6
  • Phường 7
  • Phường 8
  • Phường 9
  • Phường 10
  • Phường 11
  • Phường 12
  • Phường 13
  • Phường 14
  • Phường 15
  • Phường 16
  • Phường 17

Quận Gò Vấp gồm 16 phường 

Xã hội

Gò Vấp đã là một trong hai quận đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông. Trình độ học vấn của công dân quận Gò Vấp cao nhất thành phố (cùng một quận nội thành khác), tỷ lệ cư dân biết đọc, biết viết của Gò Vấp là 98,05%, cao thứ nhì ở thành phố Hồ Chí Minh. Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố khối lớp 9 (năm học 2007-2008) do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày 25/3/2008, quận Gò Vấp tiếp tục dẫn đầu thành phố về tỷ lệ học sinh dự thi đoạt giải: 144 em đoạt giải/148 em dự thi, tỷ lệ 97,30%. Đây là năm thứ 12 liên tục, Gò Vấp dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi cấp thành phố. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận còn có trường Đại học Công nghiệp, Trường Kỹ thuật Công nghệ Quang Trung……góp phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Về y tế, ngoài mạng lưới y tế cấp phường và bệnh viện quận, trên địa bàn Gò Vấp còn có bệnh viện 175 của quân đội. Bệnh viện 175 có quy mô 1.200 giường, hơn 240 bác sĩ, hơn 10 dược sĩ cao cấp, gần 500 y sĩ, y tá, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, đã và đang đóng góp quan trọng vào việc chăm lo sức khỏe cho cư dân trên địa bàn, đồng thời tác động vào việc phát triển các ngành dịch vụ quanh khu vực.

Đường Quang Trung quận Gò Vấp

Kinh tế

Từ sau ngày giải phóng đến nay, cùng với sự phát triển chung của thành phố trẻ, Gò Vấp từ một quận vùng ven trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh nhất thành phố. Theo thông tin từ website quận, năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của quận tăng 15,5%. Kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD, tăng 8,3%. Kim ngạch nhập khẩu 110 triệu USD, tăng 15,78%. Thu ngân sách Nhà nước 314,9 tỷ đồng, đạt 114,47% dự toán. Thu ngân sách Quận 222,5 tỷ đồng, đạt 123,61% dự toán năm. Giá trị sản xuất ước thực hiện 2.780 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), đạt 99,64% kế hoạch, tăng 17,64% so với năm 2004. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 40,35 tỷ đồng, giảm 13,5% so cùng kỳ.

Làng trồng hoa quận Gò Vấp

Quy hoạch phát triển

Mục tiêu tổng quát 5 năm 2010 – 2015 là: “Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu công nghiệp – thương mại – dịch vụ, đảm bảo chuyển dịch dần theo hướng thương mại – dịch vụ – công nghiệp. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, xã hội. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”

   

Quận Gò Vấp là 1 trong số những quận phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của Sài Gòn

4. Thông tin đại lý bán vé máy bay tại quận Gò Vấp :

Đại lý vé máy bay tại quận Gò Vấp của ALLTOURS: chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ qua số điện thoại 0347 320 320. Hãy nhanh tay liên hệ để được tư vấn miễn phí và cam kết giá tốt nhất.

Lưu ý: Bạn nên liên hệ mua vé máy bay trước ít nhất 3 ngày để có được tấm vé rẻ nhất nhé.

Tags: Vé máy bay TP.HCM Hà Nội

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0764 053 053