skip to Main Content

Đại lý bán vé máy bay Qui Nhơn Hà Nội hai chiều giá rẻ

Đại lý bán vé máy bay Qui Nhơn Hà Nội hai chiều giá rẻ gọi 0919.302.302 để được tư vấn miễn phí! Đại lý bán vé máy bay Qui Nhơn Hà Nội hai chiều giá rẻ

Vé máy bay từ Quy Nhơn (Bình Định) đi Hà Nội giá rẻ

Mỗi ngày có rất nhiều chuyến bay Quy Nhơn Hà Nội và Hà Nội Quy Nhơn của rất nhiều hãng hàng không khai thác bay vào các giờ khác nhau trong ngày.

1. Thông tin vé máy bay từ Quy Nhơn đi Hà Nội

Để phục vụ hành khách bay tuyến Quy Nhơn Hà Nội các hãng hàng không bổ nhiệm TOANCAU AIRLINES làm đại lý chính thức bán vé máy bay qua tổng đài 19001812 mọi lúc mọi nơi, nếu có nhu cầu mua vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội một hoặc cả 2 chiều bạn hãy liên hệ để biết chi tiết.

Giá vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội thay đổi theo mùa, thay đổi theo các ngày trong tuần và thay đổi theo các giờ bay trong ngày. Để mua được vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội giá rẻ bạn vui lòng liên hệ càng sớm càng tốt.

Hành khách khi ra sân bay Quy Nhơn cần chú ý đúng giờ tránh bị chậm, trễ chuyến bay (thường ra trước giờ khởi hành ít nhất 90 phút).

Khi hàng khách mua vé máy bay từ Quy Nhơn đi Hà Nội mang theo hành lý cần phải kiểm tra kỹ trọng lượng và hiểu rõ quy định của hãng hàng không tránh các sự cố ngoài ý muốn như đưa quá khối lượng so với điều kiện giá vé đã mua, mang theo các vật dụng bị cấm khi đi máy bay.

Khi mua vé máy bay đi Hà Nội cần hỏi kỹ nhân viên bán vé để biết chính xác các quy định của hãng hàng không.

2. Giá vé máy bay từ Quy Nhơn đi Hà Nội

 

Giá vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi

Giá vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi

Hành khách nên mua vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội của TOANCAU AIRLINES vì các lý do sau:

 

  • Đội ngũ nhân viên của dailymaybay.vn chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm đặt giữ chỗ nhanh, chính xác.
  • Số điện thoại rõ ràng: 0913 956 256, 0913 935 235, …
  • Có tổng đài hỗ trợ mọi lúc mọi nơi: 19001812
  • Đại lý hoạt động uy tín lâu năm, địa chỉ rõ ràng, bán vé trên toàn quốc có trụ sở nằm ở trung tâm Hà Nội và TP. Hồ Chí Mính.
  • Xuất hóa đơn VAT trực tiếp.
  • Luôn cam kết giá rẻ nhất.

 

Giá vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều

Giá vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều

3. Mua vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội giá rẻ – Khám phá du lịch Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

 

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi - Hồ Hoàn Kiếm

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi – Hồ Hoàn Kiếm

Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.

Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh trong. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là hồ Gươm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Rùa là một trong bốn vật linh (Long, ly, quy, phượng) trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước. Thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề lung linh bóng nước.Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa:

  • + Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào.
  • + Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve.
  • + Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư.
  • + Mùa đông, lá vàng trải thảm, những giọt mưa phùn bay lất phất mang theo hơi lạnh.
Đền Ngọc Sơn:

 

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều - Đền Ngọc Sơn

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều – Đền Ngọc Sơn

Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc – nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Truyền thuyết kể rằng, ở gò trong hồ đá, có các tiên nữ thường về đây múa hát. Thời vua Lê, Chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy ở Ngọc Sơn làm nơi vui chơi. Cuối thời Lê, xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật. Đến thời Nguyễn, chuyển thành đền thờ Văn Xương – Đế Quân, rồi lại phối thờ Lã Động Tân, Quan Đế (tức Quan Vân Trường), phật A Di Đà và đặc biệt là tướng quân Trần Hưng Đạo. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá chung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Trên núi Độc Tôn cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút.

Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.

Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng – ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những hoài niệm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào chính đáng, lòng yêu nước, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Tháp Hòa Phong:

 

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi giá rẻ - Tháp Hòa Phong

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội khứ hồi giá rẻ – Tháp Hòa Phong

Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí rất tráng lệ. Ngoài chùa là hồ sen.

Trước cửa chùa là ngọn tháp Hoà Phong. Chùa được xây dựng vào năm 1846 theo sáng kiến của Quan Thượng (chức quan đứng đầu tỉnh Hà Nội) Nguyễn Đăng Giai.

Năm 1898, cùng với đà mở mang xây dựng đường phố mới, chùa bị phá hủy, chỉ còn ngọn tháp Hòa Phong. Đây là một loại tháp hiếm có ở Hà Nội, thuộc loại tháp bốn cửa, biến dạng của Stupa (một loại hình tháp của Phật giáo Ấn Độ). Bốn mặt tầng hai có hình bát quái. Bát quái ban đầu là công cụ chỉ phương hướng, theo vũ trụ quan Trung Hoa. Tháp Hòa Phong là tổng hợp những quan niệm về vũ trụ của Phật giáo.

Chùa Một Cột:

 

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều giá rẻ - Chùa Một Cột

Vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội 2 chiều giá rẻ – Chùa Một Cột

Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề “Liên Hoa đài” (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.

Sử chép “Lý Thái Tông (1028 – 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó. Khi tỉnh giấc vua đem việc ấy hỏi các quan. Có người khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các sư chạy đàn, tụng kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc)”.

Việc dựng chùa và đài hoa sen tiến hành vào năm 1049. Chưa rõ ngôi chùa như thế nào, chứ qui mô Liên Hoa Đài thì một tấm bia cổ ngay từ đời Lý đã ghi “…Đào hồ Linh Chiếu, giữa hồ vọt lên một cột đá đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vòng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly” (Bia chùa Đọi ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Như vậy, Liên Hoa Đài thời Lý lớn hơn ngày nay nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dáng cũng phong phú hơn.

Trong thực tế, cụm chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Ngày 11-9-1954, trước khi rút khỏi Hà Nội tạm chiếm, quân đội thực dân Pháp đã cho nổ mìn phá huỷ Liên Hoa Đài.

Thành cổ Hà Nội:

 

Vé máy bay từ Quy Nhơn đi Hà Nội giá rẻ - Thành cổ Hà Nội

Vé máy bay từ Quy Nhơn đi Hà Nội giá rẻ – Thành cổ Hà Nội

Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, toà thành được xây dựng và mở rộng ở các vương triều sau. Thành Thăng Long được qui hoạch kiểu “Tam trùng thành quách” với ba vòng thành lồng nhau. Cấm thành, hay Long Phượng thành thời Lý – Trần ở trong cùng, là khu vực hoàng cung. Hoàng thành ở giữa bọc lấy khu kinh tế thị dân ở phía đông. Ngoài cùng là dải La thành hay Đại La thành. Năm 1805, nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã giữ lại khu vực Cấm thành làm hành cung cho vua ở mỗi khi tuần du phía bắc. Thời Pháp, khi phá thành Hà Nội, nguời Pháp cũng giữ lại khu này làm chỉ huy sở của quân đội.

Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.

Cửa Đoan Môn là toà duy nhất còn được giữ lại trong tổng thể, bao gồm một vọng lầu có hai tầng, lầu trên tám mái, dưới gồm một lối vào mở năm cửa lớn. Phía trên cổng chính, mặt nam còn hàng chữ “Đoan Môn”. Hiện nay Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn. Điện Kính Thiên, điện bị phá năm 1886 để làm toà nhà ban chỉ huy pháo binh (quân đội Pháp). Hiện chỉ còn lại những bậc thềm đá với hai hàng lan can rồng đá ở giữa, hai hàng lan can đá chạm khắc hai bên ở phía nam, phía bắc cũng có một bậc thềm trang trí rồng đá. Tam cấp ở điện Kính Thiên ở mặt nam có tất cả 10 bậc, mặt bắc có bảy bậc do những viên đá lớn ghép lại.

Hậu Lâu, còn gọi là Lầu công chúa, xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái.

Bắc Môn, có dạng hình thang mà hai bên là hình tam giác, lòng hình vòm cuốn xây bằng gạch, mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí nền cánh sen. Phía bắc cửa có tấm biển đá viết chữ Hán “Chính Bắc Môn”. Bên cạnh phía phải cũng gắn một tấm biển đá khắc ngày 25-4-1882 và hai vết đạn đại bác – dấu vết của cuộc chiến tranh với Pháp. Cửa thành vẫn còn, Vọng Lâu ở trên nền cổng thành đã bị phá. Thành phố đã làm lại Vọng Lâu để khôi phục lại vẻ đường bệ, chững chạc vốn có của nó.

Năm điểm di tích trên tuy quy mô kiến trúc không lớn, song cùng với những di tích còn nằm lại dưới lòng đất minh chứng về một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước suốt gần nghìn năm lịch sử.

Ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu – Quốc Tử Giám khởi dựng vào đầu thế kỉ XI dưới thời nhà Lý.

4. Mua vé máy bay Bình Định Hà Nội giá rẻ – Khám phá du lịch Bình Định

Chùa Long Khánh:

 

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội khứ hồi - Chùa Long Khánh

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội khứ hồi – Chùa Long Khánh

Khi đến chùa Long Khánh du khách sẽ được tìm hiểu các di tích lịch sử ẩn chứa bên trong sâu thẩm ngôi chùa này. Chùa Long Khánh được xây dựng vào thế kỷ 18 dưới thời vua Lê Dụ Tông. Đây được xem là nơi truyền bá tín ngưỡng thời bấy giờ. Chùa Long khánh nổi tiếng với pho tượng đức Phật A-di-đà cao 17m, chuông Hồng Thái và tấm dấu biểu trưng “Long Khánh Tự” thuộc triều Vua Gia Long.

Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử:

 

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội 2 chiều - Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội 2 chiều – Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử

Hàn Mạc Tử được biết là nhà thơ mở đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên.

Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử được xây dựng nhờ tấm lòng của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh và vợ của ông là Hàn Nam Trân do kiến trúc sư nổi tiếng ở Bình Định thiết kế. Tượng đài được xây dựng rất tráng lệ và đầy uy nghiêm. Dưới chân tượng đài còn có một bể lớn với ý nghĩa nhằm khẳng định sự đóng góp của ông đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra khi đến thăm mộ thi nhân Hàn Mặc Tử du khách còn được chiêm ngưỡng hình cuốn sách được lật ngửa ở trên bể, kể về cuộc đời cũng như sự nghiệp của thi nhân.

Trước năm 1975 mộ nằm trơ trọi ở bên rào kẽm gai khu thông tin nhà binh. Về sau được cải táng ra đồi Ghềnh Ráng vào ngày 13-2-1959. Và Ghềnh Ráng được xem là khu di tích danh thắng quốc gia, là địa điểm du lịch được nhiều du khách biết đến.

Khi đến viếng thăm mộ Hàn Mạc Tử du khách nên đi vào buổi mặt trời mọc, vào thời điểm này du khách có thể ngắm ánh hào quang của biển mát mẻ trong xanhvà thả lõng mình theo từng hơi thở của làn gió để cùng ngắm nhìn hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời, của gió, nắng và của biển.

Eo Gió – Biển Nhơn Lý:

 

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội khứ hồi giá rẻ - Eo Gió Biển Nhơn Lý

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội khứ hồi giá rẻ – Eo Gió Biển Nhơn Lý

Eo Gió là một danh lam thắng cảnh đẹp ở thành phố Bình Định. Khi muốn đến Eo Gió du khách đi qua cầu Thị Nại theo đường 639 đến ngã ba Nhơn Hội chừng 10km và rẽ theo hướng tay phải đi trên tuyến đường trục đã trải nhựa thẳng tắp khoảng 5 km là có thể đến được trung tâm xã Nhơn Lý. Ở đây du khách gửi xe rồi thong thả đi bộ khoảng 200 mét là đến Eo Gió. Du khách cũng có thể đi theo tỉnh lộ 639 (tuyến đường ven biển) từ Tam Quan (Hoài Nhơn) đến Phù Mỹ – Phù Cát – Bình Định, và tỉnh lộ 640 – 635 đến tỉnh lộ 639 về hướng cầu Thị Nại tới ngã ba Nhơn Hội rồi rẽ trái cũng đến được Eo Gió.

Eo Gió – Biển Nhơn Lý được xem là một trong những eo biển đẹp nhất ở TP Bình Định. Khi đến nơi đây du khách có thể ngắm nhìn những ngọn núi cao chót vót cùng với những hang động kỳ vĩ và đàn chim én lượn chao quanh. Đến du lịch biển Nhơn Lý du khách có thể tận hưởng những giây phút thoải mái nhất và trầm mình theo làn nước uốn quanh dậy sóng của miển biển. Với sóng biển nhẹ nhàng lướt thướt khi sánh vai cùng làn sóng du khách sẽ có cảm giác rất thân thiện và an toàn không có cảm giác lo âu và buồn chán. Đến với Eo Gió – Biển Nhơn Lý du khách còn có thể ngắm bãi đá trứng đầy đủ màu sắc nhấp nhô như một mái nhà, ở bãi đá trứng lớn này du khách ngồi chơi hay ngả lưng nghỉ mệt sau một chặng đường dài dạo quanh eo biển.

Tại đây du khách còn có thể ngắm nhìn những hòn đá nhỏ cứ nhấp nhô trên biển với nhiều hình tượng và kiểu dáng khác nhau với một số hòn đảo như: Hòn Mồng, Hòn Cỏ, Hòn Cân,..và được ngắm một số hang động khá đặc trưng với nhiều hình dạnh khác nhau như hang động hàm ếch, hình vòm,.. Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một dòng nước trong xanh tươi mát từ trên cao chạy xuống tạo thành một hố tròn, người dân nơi đây gọi là “Giếng Tiên”, khi tắm biển xong du khách có thể ngâm mình vào “Giếng tiên” để tận hưởng giây phút êm đềm và thoải mái nhất sau những cuộc rong chơi mệt mỏi tới vùng biển.

Đảo Yến Bình Định:

 

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội 2 chiều giá rẻ - Đảo Yến Bình Định

Vé máy bay từ Bình Định đi Hà Nội 2 chiều giá rẻ – Đảo Yến Bình Định

Thời gian thích hợp để đến tham quan Eo Gió – Biển Nhơn Lý là từ tháng 3 đến 8 âm lịch. Dân gian ta có câu:

“Tháng giêng động dài, tháng hai động tố
Tháng ba nồm nộ, tháng tư nam non”

Vào thời điểm này biển lặng, khí hậu mát mẻ, cơn sóng vỗ nhẹ rất thích hợp cho những ai muốn tận hưởng không khí yên bình, thanh tao.

5. Thông tin mua vé máy bay Bình Định Hà Nội giá rẻ

Để mua vé máy bay Bình Định Hà Nộivé máy bay Hà Nội Bình Định giá tốt nhất hãy liên hệ đại lý bán vé máy bay Bình Định Hà Nội qua điện thoại 19001812 để được tư vấn chi tiết.

Chúc các bạn có được hành trình Bình Định Hà Nội tốt nhất.

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0764 053 053