Đại lý vé máy bay các hãng hàng không thành phố Long Xuyên
Đại lý vé máy bay ở tại thành phố Long Xuyên của tất cả các hãng hàng không cung cấp vé máy bay giá rẻ nhất tại thị trường trong nước và quốc tê, Đặt chỗ nhanh chóng, chính xác , Thanh toán thuận tiện và linh hoạt
Đại lý vé máy bay tại thành phố Long Xuyên
1. Đại lý vé máy bay tại thành phố Long Xuyên của tất cả các hãng hàng không:
Đại lý vé máy bay tại An Giang là đại lý bán vé máy bay trực tuyến qua website: dailymaybay.vn, một website chuyên tim kiếm vé giá rẻ cho tất cả các hành trình nội địa và quốc tế.Tự hào là một hệ thống cung cấp vé máy bay uy tín tại Việt Nam, với tiêu chí mang đến cho quý khách những chuyến bay phù hợp, kịp thời và với giá thành ưu đãi nhất của tất cả các hãng hàng không nội địa và quốc tế.Với những dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, thủ tục đơn giản sẽ giúp bạn không phải quá lo lắng khi chọn lựa.
- Phục vụ quý khách hàng 24/7
- Đặt vé máy bay trực tuyến nhanh chóng với nhiều hình thức đa dạng theo nhu cầu của khách hàng, an toàn, tiện lợi
- Giao vé tận nơi tới địa chỉ của khách hàng yêu cầu
- Tìm kiếm vé máy bay nhanh chóng, giá vé luôn là giá tốt nhất dành cho khách hàng
- Hình thức thanh toán đa dạng, tiện lợi cho khách hàng
- So sánh giá vé của tất cả các hãng hàng không có hành trình bạn muốn
- Tư vấn để chọn đường bay tốt, giá tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Tư vấn hỗ trợ miễn phí các thông tin liên quan với thái độ tận tình, thân thiện và chuyên nghiệp
Đại lý bán vé máy bay tại thành phố Long Xuyên của tất cả các hãng hàng không
2. Quy trình đặt mua vé máy bay tại Đại lý vé máy bay ở thành phố Long Xuyên:
– Cách 1: Truy cập trực tiếp vào hệ thống website dailymaybay.vn
Bước đầu tiên, quý khách chọn hành trình bay, ngày bay và số lượng hành khách ngày trên trang chủ của website dailymaybay.vn, sau đó quý khách chọn giờ bay và thực hiện các bước để hoàn thành quá trình đặt vé. Sau khi đặt vé hoàn tất nhân viên phòng vé sẽ gọi điện để xác nhận thông tin, lịch trình, họ tên chính xác của hành khách.
– Cách 2: Gọi điện thoại trực tiếp
Đặt vé qua điện thoại cũng là hình thức nhanh chóng, tiện ích. Nếu bạn lúng túng khi đặt vé trên website hãy nhấc máy và gọi điện đến số 0347 320 320, nhân viên phòng vé sẽ kiểm tra đường bay, giá vé cho chặng bay bạn tìm kiếm.
Theo quy định của hãng hàng không, vé chỉ giữ được trong vòng 24 tiếng nên bạn vui lòng chuyển khoản ngân hàng hoặc ATM theo số tài khoản nhân viên cung cấp, sau khi nhận được số tiền chuyển khoản, nhân viên phòng vé sẽ xuất vé hoặc gửi mã code qua mail, điện thoại. Đến ngày đi bạn chỉ cần đưa mã code cho quầy vé ở sân bay là có thể lấy vé và lên máy bay.
Mẫu vé máy bay của hãng Vietjet
Đến với Phòng Vé Máy Bay Uy Tín, Chất Lượng bạn sẽ được trải nghiệm phong cách đặt vé chuyên nghiệp, hệ thống dailymaybay.vn luôn đưa ra cho bạn cách tra cứu ngày, giờ bay, các chặng bay và giá vé chi tiết của từng chặng rất dễ dàng. Với đội ngũ kỹ thuật cao, phòng vé máy bay ALLTOURS đảm bảo cập nhật nhanh chóng vé máy bay rẻ nhất của các hãng, quý khách có thể tự tin lựa chọn giá vé phù hợp nhất với túi tiền của bạn.
Bảng giá Vé máy bay đi Hà Nội xuất phát từ Cần Thơ (giá tham khảo tại thời điểm ngày 10/12/2015)
3. Thông tin về thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang:
Vị trí địa lý
Thành phố Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay. Long Xuyên là tỉnh lỵ, trung tâm, kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Thành phố nằm bên bờ sông Hậu.
- Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km.
- Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới.
- Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km.
- Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ.
- Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường và 02 xã:11 phường: Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên.2 xã: Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh.
Lịch sử
Từ năm 1976 đến nay
Tháng 2 năm 1976, thị xã Long Xuyên trở lại thuộc tỉnh An Giang, đồng thời vẫn tiếp tục đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh An Giang. Thị xã Long Xuyên ban đầu gồm các xã: Bình Đức, Mỹ Bình, Phước Mỹ và Mỹ Phước.
Ngày 27 tháng 01 năm 1977, nhập xã Mỹ Thới của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên. Ngày 1 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 239/TCUB của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, thị xã Long Xuyên gồm 4 phường là Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước và 2 xã là Mỹ Hòa, Mỹ Thới.
Ngày 25 tháng 04 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP về việc điều chỉnh địa giới ở một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang. Theo đó, tách ấp Hòa Long, ấp Hòa Phú của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Bình Phú của xã Bình Hòa, một phần đất ấp Bình Thạnh (Xép Bà Lý trở lên phía bắc) của phường Bình Đức, thị xã Long Xuyên, lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn An Châu.
Ngày 23 tháng 08 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 300-CP về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang. Theo đó, sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên.
Ngày 12 tháng 01 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã thuộc tỉnh An Giang như sau :
- Thành lập phường Mỹ Xuyên trên cơ sở tách khóm 4, khóm 7 của phường Mỹ Long và một phần ấp Tây Khánh A của xã Mỹ Hoà.
- Thành lập xã Mỹ Khánh trên cơ sở tách ấp Bình Hoà của xã Mỹ Hoà và một phần khóm Bình Khánh của phường Bình Đức.
- Thành lập xã Mỹ Thạnh trên cơ sở tách các ấp Thới Thạnh, Thới An, Đông Thạnh và 1/2 ấp Long Hưng của xã Mỹ Thới.
Ngày 01 tháng 03 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/1999/NĐ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, thuộc tỉnh An Giang:
- Thành lập thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Xuyên.
- Thành phố Long Xuyên có 10.687 ha diện tích tự nhiên và 245.149 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính cơ sở là các phường Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Xuyên và các xã Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới.
- Địa giới hành chính thành phố Long Xuyên: Đông giáp huyện Chợ Mới và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); Tây giáp huyện Thoại Sơn; Nam giáp huyện Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ); Bắc giáp huyện Châu Thành.
Ngày 02 tháng 08 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/1999/NĐ-CP[10] về việc thành lập một số phường thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang:
- Thành lập phường Mỹ Thạnh trên cơ sở toàn bộ 1.389,82 ha diện tích tự nhiên và 24.881 nhân khẩu của xã Mỹ Thạnh.
- Thành lập phường Mỹ Thới trên cơ sở toàn bộ 2.000,31 ha diện tích tự nhiên và 19.875 nhân khẩu của xã Mỹ Thới.
- Thành lập phường Bình Khánh trên cơ sở 628,80 ha diện tích tự nhiên và 24. 820 nhân khẩu của phường Bình Đức (gồm khóm Bình Thới 1, 2, 3 và khóm Bình Chánh 1, 2, 3, 4, 5).
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Bình Dức có 1.106,80 ha diện tích tự nhiên và 16.058 nhân khẩu.
- Thành lập phường Mỹ Quý trên cơ sở 472,22 ha diện tích tự nhiên và 9.983 nhân khẩu của phường Mỹ Phước(gồm các khóm Mỹ Phú, Mỹ Quới và Mỹ Thọ).
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Mỹ Phước có 369,35 ha diện tích tự nhiên và 24.459 nhân khẩu.
Ngày 12 tháng 04 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 52/2005/NĐ-CP[11] về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thành phố Long Xuyên và các huyện Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Tân Châu, tỉnh An Giang:
- Thành lập phường Đông Xuyên trên cơ sở 89 ha diện tích tự nhiên và 10.149 nhân khẩu của phường Mỹ Xuyên.
- Phường Đông Xuyên có 89 ha diện tích tự nhiên và 10.149 nhân khẩu.
- Sau khi thành lập phường Đông Xuyên, phường Mỹ Xuyên còn lại 62 ha diện tích tự nhiên và 16.368 nhân khẩu.
- Thành lập phường Mỹ Hòa trên cơ sở toàn bộ 1.651 ha diện tích tự nhiên và 26.928 nhân khẩu của xã Mỹ Hòa.
Ngày 14 tháng 04 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg[12] về việc công nhận thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang.
Trải bao đổi dời, cũng chỉ ngần ấy diện tích (106,87 km), hiện nay thành phố Long Xuyên có 11 phường là Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên và 2 xã là Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh.
Giáo dục
Trước năm 1886, ở Long Xuyên chỉ có những trường làng dạy chữ Nho và trường tổng dạy chữ quốc ngữ. Năm 1886, mới có Trường tiểu học Pháp Việt (là trường xưa nhất của tỉnh, nay là Trường Tiểu học Nguyễn Du)[14]. Năm 1917, hình thành “Long Xuyên khuyến học hội” với vai trò tích cực của Hồ Biểu Chánh. Năm 1929, Ở Long Xuyên có 1 trường Nam, 1 trường Nữ với 1.144 học sinh. Ngoài ra, còn có trường nội trú Trần Minh (vị trí ở Trường THCS Nguyễn Trãi và Trường Tiểu học Châu Văn Liêm hiện nay) với 105 học sinh và một trường người Hoa (Bang Quảng Đông) với 30 học sinh. Sau 1930, trường nội trú Trần Minh có mở các lớp nội trú đầu lớp Cao đẳng Tiểu học.
Ngày 12 tháng 11 năm 1948, với sự cho phép của Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Thơ, trường Trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh. Tháng 2 năm 1952, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Khoảng cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 Long Xuyên có Trường Trung học Tư thục Khuyến Học
Từ năm 1962 cho đến 1975, ngoài hai trường công lập là Trường Trung học Tổng hợp Thoại Ngọc Hầu (nay là Trường PTTH chuyên Thoại Ngọc Hầu), Trường Trung học Tổng hợp Chưởng Binh Lễ (nay là một phần của Trường Đại học An Giang), các trường trung học tư dạy đến các lớp đệ nhị cấp (nay được gọi là cấp trung học phổ thông) cũng lần lượt ra đời, như: Trường Hoa Liên, Trường Bồ Đề, Trường Phụng Sự (nay là Trường PTTH Long Xuyên)…
Về trung học chuyên nghiệp, có “Trường Trung học Kỹ thuật An Giang” (thành lập năm 1962), Trường Trung học Nông Lâm Súc (thành lập năm 1963), Trường Sư phạm Long Xuyên (thành lập năm 1969), Trường nữ hộ sinh quốc gia (thành lập năm 1970)…
Năm 1972, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo mở Viện Đại học Hòa Hảo tại Long Xuyên, có khoảng 2.000 sinh viên theo học 5 phân khoa: Văn chương, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao quốc tế, Khoa học quản trị và Sư phạm. Năm 1974, Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Tê rê xa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền mới đã nhanh chóng tiếp quản, cho sửa chữa và thành lập thêm nhiều trường lớp ở khắp các phường xã trong thành phố.
Tháng 12 năm 1999, Trường Đại Học An Giang được thành lập tại địa chỉ 25 Võ Thị Sáu, Long Xuyên, An Giang. Đây là trường đại học công lập thứ hai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008, trường có các khoa: Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Khoa Sư Phạm, Khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ – Môi Trường. Bên cạnh việc đào tạo sinh viên bậc đại học, trường còn đào tạo các ngành cao đẳng và trung học mẫu giáo nhằm góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận… Hiện Trường Đại Học An Giang đang xây dựng thêm phòng lớp và ký túc xá…
Cổng trường Đại học An Giang
Y tế
Xưa, như mọi vùng miền khác, ở Long Xuyên mỗi khi người dân bị bệnh thường được chữ trị bằng thuốc nam, thuốc bắc. Mãi đến năm 1910, bệnh viện Long Xuyên mới được xây dựng, nhưng vào năm 1929 cũng chỉ có 4 trại bệnh, 2 nhà bảo sanh với 1 bác sĩ, 5 y tá và vài ba dì phước. Trước năm 1975, cơ sở y tế của Long Xuyên có cả thảy khoảng 500 giường bệnh.
Hiện nay, Long Xuyên là trung tâm y tế lớn nhất tỉnh, ngoài các phòng khám tư Đông y lẫn Tây y, Long Xuyên còn có hai bệnh viện tư là Hạnh Phúc và Bình Dân, cùng hai bệnh viện công mang tên Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang và “Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên” nhằm phục vụ việc phòng và khám chữa bệnh cho người dân. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đang được xây dựng mới quy mô lớn với 10 tầng, 600 giường bệnh và là bệnh viện đầu tiên ở ĐBSCL có sân đỗ trực thăng. Khi xây dựng xong, toàn bộ bệnh viện cũ sẽ dời về đây, bệnh viện cũ sẽ trở thành bệnh viện sản nhi của tỉnh.
Long Xuyên còn có Bệnh viện Tim mạch, khám chữa bệnh liên quan đến tim mạch cho người dân trong tỉnh và cả các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có Bệnh viện Mắt, Tai – mũi – họng, Răng – hàm – mặt.
Kinh tế
Năm 1818, quan trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Hiện nay, cả 11 phường và 2 xã đều có chợ, riêng chợ Long Xuyên (thuộc phường Mỹ Long) là chợ chính và sầm uất nhất tỉnh.
Nhìn chung, Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là mua bán lúa gạo) và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa), với hơn sáu nhà máy và hơn chục ngàn công nhân.
Ngành Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm
Ở TP. Long Xuyên có khoảng 90 nhà máy xay xát-lau bóng gạo, 8 nhà máy chế biến thủy sản, 1 nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh và 1 Nhà máy thức ăn gia súc Afiex. Các cơ sở chế biến nước mắm và nước chấm có tiếng như: Vị Hương, Cửu Long, Miền Tây Mitaco, Hương Sen…
Ngoài ra, nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại, gồm: se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm len, đồ sắt, làm dầm chèo, đan đát, chằm nón, dệt, đóng xuồng ghe, làm cẩm thạch v.v…đã hình thành từ hàng chục năm nay.[19]
Các phường, xã trong thành phố đều có chợ, chợ lớn nhất là chợ Long Xuyên. Bên cạnh đó, tại đây cũng có sự hiện diện của các siêu thị lớn, như: Coop Mart, Metro, Vinatex Mart, và các trung tâm sắm lớn, như: Nguyễn Kim, Nguyễn Huệ, v.v… Sắp tới dự kiến ngày 26/7/2015, TTTM Vincom An Giang sẽ khai trương tại khu phức hợp Star World, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang.
Phần hệ thống Ngân hàng ở Long Xuyên cũng rất đa dạng, có mặt hầu hết các Ngân hàng lớn ở Việt Nam.
Văn hóa xã hội
An Giang trong đó có Long Xuyên là một vùng đất mới, những cư dân lớp đầu phần lớn ở vùng Ngũ Quảng vào với hai bàn tay trắng. Trong tình cảnh đó, hành trang tinh thần, đó là đạo lý “trung-hiếu-tiết-nghĩa”; là ‘lá lành đùm lá rách”, “một cây làm chẳng nên non”; là “ơn đền nghĩa trả”, “ân oán phân minh”, căm ghét kẻ bội phản. Về sau, khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định, người dân trở nên rộng rãi, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa và có tính bao dung hơn. Ngày nay, ngoài những tính cách trên, tính năng động, ít bảo thủ, thích tiếp thu cái mới ngày càng thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp… Tính cách và lối sống của người dân An giang trong đó có Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng bè, dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…)
Giao thông
Năm 1878, chỉnh trang lộ Long Xuyên đi Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu của huyện Châu Thành).
Năm 1912, tuyến đường Long Xuyên – Cần Thơ được nối liền.
Năm 1924, tuyến đường Long Xuyên – Châu Đốc được thông thương.
Năm 1955, Sân bay Mỹ Thới hoàn thành, phục vụ phi cơ loại nhỏ, sau 1975, do hư hỏng nặng, nên không còn được sử dụng.
Năm 1897, để thay chiếc cầu gỗ, cầu Levis (còn gọi là cầu Máy, cầu Quay. Cầu được khởi công xây dựng, đến năm 1899 thì hoàn thành. Mỗi ngày ba lần, vào giờ giấc quy định, hai nhịp thép được nhấc lên để tàu bè xuôi ngược. Vị trí chiếc cầu quay này nằm ở gần bờ sông Hậu, nối thẳng đường Long Xuyên Châu đốc tại cua Lò Siêu hiện nay. Năm 1985, cầu được khởi công xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, đến năm 1987 thì được đưa vào sử dụng. Cầu mới đặt tên là cầu Nguyễn Trung Trực được thiết kế có hai nhịp bằng thép, đặt trên hai trụ móng bằng xi măng.
Năm 1892, cầu gỗ bắc qua rạch Long Xuyên được thay thế bằng cầu sắt mang tên là cầu Henry dài non 187 m kiểu Eiffel. Năm 1938, cầu Henry được đúc bê tông, đến năm 1950 đổi tên là cầu Hoàng Diệu. Tháng 9 năm 2000, một cây cầu mới được xây cặp với cây cầu cũ để việc giao thông được thuận lợi hơn.
Thành phố Long Xuyên có Cảng Mỹ Thới với 01 cầu cảng dạng liền bờ dài 106m, rộng 21m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến năm ngàn DWT và 2 bến phà là Phà Vàm Cống, Phà An Hòa. Cả hai bến phà đều được xây dựng trước năm 1975 và đã được đầu tư nâng cấp…Ngoài ra, còn có hai bến phà nhỏ hơn: Phà Ô Môi và Phà Trà Ôn, phục vụ việc đi lại giữa các bờ Mỹ Long – Mỹ Hòa Hưng và Bình Đức – Mỹ Hòa Hưng. Hiện nay việc di chuyển từ thành phố Long Xuyên lên thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đi qua phà Vàm Cống hoặc phà An Hòa.
Di tích – Thắng cảnh
Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc). Năm 2012, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt
Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên…được nhiều du khách tìm đến tham quan.
Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 0,3 km² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.
Chợ nổi Long Xuyên là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng (“bẹo” hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 5 giờ sáng đến 10 giờ mỗi ngày…
4. Thông tin đại lý bán vé máy bay tại thành phố Long Xuyên :
Đại lý vé máy bay tại thành phố Long Xuyên của ALLTOURS: chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ qua số điện thoại 0347 320 320. Hãy nhanh tay liên hệ để được tư vấn miễn phí và cam kết giá tốt nhất.
Lưu ý: Bạn nên liên hệ mua vé máy bay trước ít nhất 3 ngày để có được tấm vé rẻ nhất nhé.